Kinh Nghiệm Làm Trần Thạch Cao Vĩnh Tường Thực Tế

Kinh Nghiệm Làm Trần Thạch Cao Vĩnh Tường Thực Tế

Kinh Nghiệm Làm Trần Thạch Cao Vĩnh Tường Thực Tế

11:26 - 10/08/2023

* Trần thạch cao vĩnh tường có 2 loại: thạch cao khung chìm và thạch cao khung nổi

- Thạch cao chìm: thường dùng cho nhà ống, nhà hiện đại, biệt thự, lâu đài

thạch cao khung chìm

- Thạch cao nổi: thường dùng cho công xưởng, văn phòng, nhà máy…

thạch cao khung nổi

Ở đây chỉ đề cập tới thạch cao chìm ở miền bắc

1. Tấm thạch cao vĩnh tường có 3 loại thường dùng phổ biến

- Loại tiêu chuẩn: giá rẻ tầm 180k - 200k/m vuông

tấm thạch cao tiêu chuẩn

- Loại siêu chịu ẩm: giá tầm trung 200 - 220k/m vuông

tấm thạch cao siêu chống ẩm

- Loại siêu bảo vệ: giá cao tầm 220k - 250k/m vuông tuỳ khu vực địa lý ( hoàn thiện đến hết bước bả ) nếu như muốn sơn thì trả thêm công sơn 10k/m vuông, (sơn tự mua )

tấm thạch cao siêu bảo vệ

Độ dày của tấm thạch cao thường dùng cho trần 9mm và làm vách ngăn 12mm

2. Khung xương vĩnh tường có nhiều loại nhưng thường được sử dụng nhiều là xương basi

* Cấu tạo khung xương gồm:

- Xương chính: khoảng cách xương chính từ 600-800mm tuỳ địa hình nhà và khu vực địa lý

- Xương phụ: khoảng cách đi xương phụ 400mm tiêu chuẩn vĩnh tường

- Thanh viền tường

cấu tạo khung xương vĩnh tường

nhận biết khung xương vĩnh tường

Chú ý chỗ tiếp giáp giữa tường và thạch cao sau khi thi công 1 thời gian sẽ hay bị rạn nứt nên đi thêm phào chỉ để che đi hoặc thay thanh viền tường bằng thanh shadownline

3. Bắn tấm thạch cao vào khung xương, khoảng cách bắn vít 25cm – 30cm

sau khi bắn tấm thạch cao xong chúng ta sẽ khoét đèn trần, đường kính khoét 7cm, 9cm, 10cm, 11cm...khoảng cách các đèn từ 70cm-120cm tuỳ nhu cầu

4. Xử lý mối nối

Sau khi bắn tấm thạch cao xong sẽ đến công đoạn xử lý mối nối bằng băng keo chuyên dụng và bột xử lý mối nối gypfiller ( sẽ dùng băng keo dán mỗi nối, đặc biệt là điểm tiếp giáp giữa thạch cao với tường ) rồi dùng bột xử lý mối nối để trét vào

5. Bả trần thạch cao, bả 2 lớp

- Lớp 1 dùng bột xử lý mối nối gypfiller để bả, để khô sau 2-4 giờ bả lớp 2 ( bột này là bột trét mối nối luôn đó )

- Lớp 2 dùng bả gypmax đây là bột chuyên dụng

( nếu quý khách có điều kiện kinh tế thì nên bả cả 2 lớp bằng bả dulux )

Sau khi bả xong đợi 2-3 ngày bả khô sẽ dùng giấy giáp mài mịn ( hay còn gọi là xả bả )

6. Công đoạn sơn

- Sơn 1 lớp lót và 2 lớp màu

Lưu ý: các bạn có thể tham khảo gợi ý phía dưới để chọn sơn cho phù hợp với nhu cầu

*Dùng sơn bóng

Ưu điểm: dễ lau chùi, nhìn sang

Nhược điểm:

- Trần thạch cao khi thắp đèn sẽ dễ lộ chỗ lồi lõm hoặc không phẳng

- Vào mùa nồm dễ tạo giọt nước đọng trên trần khi khô sẽ ố vàng chỗ đó ( nên bật điều hoà hút ẩm vào mùa nồm )

- Chi phí cao

* Sơn mịn

Ưu điểm: chi phí thấp, ít bị lộ chỗ lồi lõm

Nhược điểm:

- Khó lau chùi

- Vào mùa nồm trần sẽ hút trực tiếp nước ngấm vào thạch cao dễ gây nên tình trạng nấm mốc …( nên bật điều hoà hút ẩm vào mùa nồm ) 

* Sơn bán bóng

Ưu điểm: có thể lau chùi, nhìn tương đối sang, giá thành vừa phải

Nhược điểm:

- Trần thạch cao khi thắp đèn nếu quan sát kỹ sẽ vẫn thấy chỗ lồi lõm nhưng khó phát hiện hơn so với sơn bóng

7. Thanh toán

- Tính theo mét vuông

- Tính theo tấm 1220cm x 2440cm = 3 mét vuông/tấm ( tính theo tấm áp dụng cho trường hợp làm trần tân cổ điển nhiều thành dựng ) nếu tính theo tấm thì cần nhận đủ số lượng tấm khi hàng hoá giao đến và khi hoàn thiện xong còn những mẩu nào dư thì sẽ trừ đi mẩu đó.